TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH - HỘI KĨ THUẬT HÀN TP HCM
Video tiêu biểu
  • SỰ KIỆN WELTECH SG2022 (WT.SG22)
  • HTV9 - TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP
  • sumcom
  • ĐẠI HỘI HỘI KỸ THUẬT HÀN TP HỒ CHÍ MINH - NHIỆM KỲ I (2020 -2025)
  • Siêu tiết kiệm nhờ sử dụng que hàn hai ly mà nhiều chủ Doanh nghiệp chưa biết

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Bách khoa TP. HCM (tiếng Anh: HCM University of Technology, Viết tắt: HCMUT) là một trường đại học đa ngành về khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam, là thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đào tạo, trường còn là trung tâm nghiên cứu cho doanh nghiệp và chính phủ.
Lịch sử
Năm 1957: Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia được thành lập theo sắc lệnh số 213/GD ngày 29/6/1957 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, gồm 4 trường thành viên: Cao đẳng Công Chánh, Cao đẳng Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ và Việt Nam Hàng hải.
Năm 1972:Trung tâm được đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Quốc gia. Khoa Kỹ thuật và Khoa học Cơ bản được thành lập.
Năm 1973: Học viện được đổi tên thành Trường đại học Kỹ thuật.
Năm 1976: Trường được mang tên Đại học Bách khoa với 5 khoa chuyên ngành: Xây dựng, Điện-Điện tử, Thủy lợi, Cơ khí và Hóa học.
Năm 1996: Trường Đại học Bách Khoa trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Tp. HCM.
Năm 2006: Trường chính thức sử dụng logo mới do Trường đại học Kiến trúc thiết kế.
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Đội ngũ giảng viên
Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có 930 giảng viên. Trong đó có 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 443 thạc sĩ và 98 giảng viên có trình độ đại học.[4]
Chất lượng đầu ra thực tế
 
Chất lượng đầu ra thực tế tính theo các ngành có thời gian tốt nghiệp vào năm 2016[5]
Cấp bậc đào tạo Số lượng nhập học Số lượng tốt nghiệp đúng hạn Tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường 1 năm
Đại học (Không xác định) 2703 94,7%
Thạc sĩ 917 785 100%
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC:
Chương trình đại trà
Chương trình chất lượng cao
  • Kỷ sư tài năng
Các sinh viên trong chương trình kỹ sư tài năng được tuyển chọn từ những sinh viên có điểm số cao nhất có nguyện vọng ở chương trình đào tạo chính quy bình thường sau năm I hoặc năm II và được sàng lọc qua từng học kỳ. Những sinh viên thuộc chương trình Tài năng được tách riêng thành 1 lớp (sĩ số khoảng 35 sinh viên/lớp) với điều kiện học tập tốt hơn lớp thường, do giảng viên đầu ngành trong Khoa giảng dạy, bài tập và đề thi đòi hỏi cao hơn, một số môn học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng tốt nghiệp của các lớp này khác với chương trình chính quy thông thường.[6]
  • Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV)
Đây là một chương trình đào tạo đại học được quản lý bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại sứ quán Pháp. Chương trình mở khóa đầu tiên vào năm học 1999–2000 ở 4 trường đại học hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, chương trình đang có 12 ngành đào tạo.
  • SAU ĐẠI HỌC:
Đào tạo thạc sĩ:
Chương trình đào tạo thạc sĩ được thiết kế trên 2 hình thức: (nghiên cứu - research và ứng dụng – coursework)
  • Đào tạo Tiến sĩ   
Hiện nay, Trường Đại học Bách khoa có 30 ngành đào tạo tiến sĩ. Các ứng viên phải đạt yêu cầu xét tuyển sinh (được tổ chức 2 lần trong một năm) cộng với trình độ Anh văn  TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 61, TOEIC 600, IELTS 5,5 hoặc trình độ tương đương.
CÁC KHOA
Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính được thành lập năm 1978, với 5 bộ môn.:
Khoa Điện - Điện tử được thành lập 1956, đào tạo 3 chuyên ngành với tất cả bảy bộ môn.
KHOA CƠ KHÍ  là Khoa được thành lập đầu tiên của trường (1956), gồm 10 bộ môn.
 
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ef/Khoacokhi.JPG/200px-Khoacokhi.JPG
Là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của trường (1956, trên nền trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ). Năm 1976, khoa có tên chính thức là Khoa Cơ khí. Các bộ môn của khoa gồm: Cơ điện tửChế tạo máyThiết kế máyCông nghệ nhiệt lạnhCơ giới hoá xí nghiệp & Xây dựngKỹ thuật điều khiển tự động (nay là Cơ điện tử), Thiết bị & công nghệ vật liệu Cơ khí, Kỹ thuật hệ thống công nghiệpKỹ thuật dệt may.
Khoa Kỹ thuật Hóa học được thành lập từ năm 1962
Khoa Kỹ thuật Xây dựng được thành lập năm 1902 tại Hà Nội.
khoa có 7 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng Cầu ĐườngCảng và công trình biểnVật liệu xây dựngThủy lợi – Thủy điện – Cấp thoát nướcTrắc địa – Địa chínhKiến trúc
Khoa Công nghệ Vật liệu được thành lập năm 2001
Gồm các chuyên ngành đào tạo: công nghệ Vật liệu Kim loại và Hợp kim, công nghệ Vật liệu polyme và công nghệ Vật liệu silicat.[12]
Khoa Khoa học Ứng dụng được thành lập vào năm 2003 với 4 Bộ môn.
Khoa Quản lý Công nghiệp  được thành lập năm 1990, với  4 bộ môn.
Khoa Môi trường và Tài nguyên được thành lập vào năm 1981, gồm 5 bộ môn. 
Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập năm 2000, do sự hợp nhất của 3 ngành: Kỹ thuật Ô tô - Máy động lựcKỹ thuật Tàu thủy và Kỹ thuật Hàng không   
Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí được thành lập năm 1978. Khoa đào tạo các chuyên ngành: Địa chất môi trườngĐịa kỹ thuậtĐịa chất dầu khíĐịa chất khoáng sảnKhoan và khai thác dầu khí 
TRUNG TÂM TRỰC THUỘC  (gồm 15 Trung Tâm).
  • Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật xây dựng;
  • Trung tâm Thiết bị nhiệt và năng lượng mới;[18]
  • Trung tâm Nghiên cứu lọc hóa dầu;[19]
  • Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ thuật Văn hóa Bách Khoa;[20]
  • Trung tâm Ngoại ngữ[21];
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Silicat;
  • Trung tâm Kỹ thuật điện toán;[22]
  • Trung tâm Du học;[23]
  • Trung tâm Đào tạo bảo dưỡng công nghiệp;[24]
  • Trung tâm Công nghệ thông tin địa lý[25];
  • Trung tâm Chuyển giao công nghệ;
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu mới;
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer;
  • Trung tâm BR&T;[26]
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu mài cao cấp.
THÀNH TÍCH NỔI BẬT    
HCMUT đã được Nhà nước tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2002), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2007) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012) cùng với nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể.
Đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Trong 10 năm gần đây đã đạt 208 giải Olympic trong đó có 31 giải nhất, 29 giải nhì, 72 giải ba. Đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách khoa đã ba lần đạt chức vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm 2002 (Nhật Bản), 2004 (Hàn Quốc) và 2006 (Malaysia).[27]
Năm 2017, trường đạt tiêu chuẩn AUN-QA do Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá. Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp trường của AUN-QA được các chuyên gia hàng đầu trong ASEAN xây dựng gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, bao quát tất cả các lĩnh vực của một trường đại học như quản lý chiến lược, hệ thống, chức năng và kết quả hoạt động. Bộ tiêu chuẩn này tương thích với bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và châu Âu. Đây là trường đại học thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là trường thứ hai trong cả nước được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, trường thứ tư được đánh giá trong toàn khu vực Đông Nam Á.[28]
 
 
 

Tin tức khác