Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn

Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn

Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn

Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn

Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn
Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn
Video tiêu biểu
  • SỰ KIỆN WELTECH SG2022 (WT.SG22)
  • HTV9 - TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP
  • sumcom
  • ĐẠI HỘI HỘI KỸ THUẬT HÀN TP HỒ CHÍ MINH - NHIỆM KỲ I (2020 -2025)
  • Siêu tiết kiệm nhờ sử dụng que hàn hai ly mà nhiều chủ Doanh nghiệp chưa biết

Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Hàn

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

-Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học/ mô-đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức.

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ hàn để vận dụng vào việc

tính toán kết cấu hàn, các vật liệu sử dụng trong nghề hàn, xác định chế độ hàn và các công việc khác của người thợ hàn.

- Kỹ năng.

+ Hàn các mối hàn và kết cấu hàn thông dụng chế tạo từ các vật liệu thường

dùng trong công nghiệp và dân dụng bằng các phương pháp hàn thủ công, bán tự động và tự động đạt yêu cầu kỹ thuật, theo quy trình hoàn chỉnh, tiết kiệm và an toàn.

+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công

việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến

pháp, pháp luật và luật lao động. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của nguời công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của

giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của người thợ Hàn nói riêng.

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ

thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công

nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện

thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo.

+ Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục

quốc phòng; Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

-       Thời gian đào tạo: 2 năm

-       Thời gian học tập: 90 tuần

-       Thời gian thực học tối thiểu: 2550 h

-       Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210h; Trong đó thi tốt nghiệp: 60h

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

-       Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 h

-       Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 2340 h

+ Thời gian học bắt buộc: 1880 h ;       Thời gian học tự chọn: 460 h

+ Thời gian học lý thuyết:   607 h ;       Thời gian học thực hành: 1733 h.

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC.

3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo, thời gian và phân bố thời gian từng môn học/ mô đun đào tạo bắt buộc.

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc:

(Nội dung chi tiết được kèm theo phụ lục 1A,2A)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

-  Ngoài các môn học, mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1 và 3.2, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô-đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô-đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.

- Thời gian dành cho các môn học, mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn ; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bố thời gian.

4.2.2.Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

(Theo mẫu định dạng ở phụ lục 3 A)

4.3. Hướng dẫn xác định cương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

Phần đề cương chi tiết các học phần bắt buộc được giới thiệu để các cơ sở

đào tạo nghề xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề của mình. Khi xây dựng, cần lưu ý một số các điểm sau:

- Trình tự triển khai giảng dạy các môn học, mô đun đào tạo phải đảm bảo

tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, các cơ sở đào tạo cần quy định các môn học, mô đun đào tạo tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo kế tiếp trong chương trình đào tạo.

- Nội dung trong đề cương chi tiết chương trình của các môn học, mô đun

đào tạo là những nội dung cốt lõi của môn học, mô đun đào tạo. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho một môn học, mô - đun đào tạo nào đó. Phần thời gian thêm vào được lấy từ thời gian  tự chọn.

- Yêu cầu thực hiện, số lượng và hình thức bài tập (nếu có) của các môn

học, mô đun đào tạo do giáo viên quy định, nhằm giúp người học nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kỹ năng thiết yếu của người công nhân Hàn trình độ trung cấp nghề.

4.4. Hướng dẫn xác định cương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo mục 4.2 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

-  Nội dung được xác định căn cứ  vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù

của ngành,  nghề hoặc vùng miền.

- Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô - đun đào tạo nghề tự chọn

không dưới 460 giờ như quy định đã có trong chương trình khung.

- Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các

học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học.

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các cơ sở

đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp hàn.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội ... có thể

bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài  thời gian đào tạo chính khoá.

4.7. Các chú ý khác:

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học,

mô-đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô-đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc

Tin tức khác